Bài 1: KHÁI NIỆM LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
Phương pháp | Nội dung |
GV: Có những loại NNLT nào? HS: NN máy, hợp ngữ, NN bậc cao. GV: Em hiểu ntn về NN máy, hợp ngữ và NN bậc cao? HS: Trả lời? GV: nhận xét, kết luận. GV: Hãy kể tên một số NNLT mà em biết? HS: Assembly, Pascal, C, Java. GV: NNLT là gì? HS: Trả lời GV: Vì sao không lập trình trên NN máy mà phải dùng NN bậc cao? HS: Trả lời GV: Lập trình là gì? HS: Trả lời GV: Nhận xét, kết luận GV: Hãy nêu các bước để xác định thuật toán? HS: Xác định bài toán, xây dựng thuật toán, lập trình. GV: Làm thế nào để chuyển một chương trình viết từ NN bậc cao sang NN máy? HS: Phải sử dụng 1 chương trình dịch để chuyển đổi. GV: Đầu vào của chương trình dịch là 1 chương trình được viết bằng NN bậc cao. Đầu ra là 1 chương trình thể hiện bằng NN máy. GV: Biên dịch là gì? Thông dịch là gì? Cho ví dụ? HS: Trả lời. GV: Nhận xét. | 1. Về ngôn ngữ lập trình (NNLT) Có 3 loại NNLT – NN máy: các lệnh được mã hoá 0,1 – Hợp ngữ: các lệnh mã hoá băng tiếng Anh. – NN bậc cao: gần với ngôn ngữ tự nhiên NNLT là 1 phần mềm dùng để diễn đạt thuật toán thành 1 chương trình giúp cho máy tính hiểu được thuật toán đó.
2. Khái niệm lập trình: Lập trình là việc sử dụng cấu trúc dữ liệu và các lệnh của một NNLT cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt cá thao tác của thuật toán. 3. Chương trình dịch: Chương trình dịch là một chương trình có chức năng chuyển đổi một chương trình được viết bằng NNLT bậc cao thành một chương trình có thể được thể hiện trên máy. Có 2 loại chương trình dịch – Thông dịch: Lần lượt dịch và thực hiện từng lệnh 1. – Biện dịch: kiểm tra, phát hiện lỗi và dịch toàn bộ chương trình nguồn thành 1 chương trình có thể thực hiện trên máy |